Kịch bản tổ chức sự kiện chính là vũ khí chiến lược giúp tăng hiệu quả truyền thông. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ và sử dụng đúng? Rất nhiều doanh nghiệp bắt tay vào tổ chức mà bỏ qua bước xây dựng kịch bản bài bản, dẫn đến sự kiện thiếu mạch lạc, không đọng lại dấu ấn hoặc gây lãng phí nguồn lực.
Trong bài viết này, KLC Media sẽ cùng bạn khám phá kịch bản tổ chức sự kiện là gì, vai trò thực sự của nó và một số lỗi sai thường gặp khi xây dựng kịch bản.
Tóm tắt nội dung
Toggle1. Kịch bản tổ chức sự kiện là gì?
Kịch bản tổ chức sự kiện là bản kế hoạch tổng thể và chi tiết, định hướng toàn bộ quá trình tổ chức sự kiện từ trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện. Kịch bản thường bao gồm các hạng mục nội dung như: cấu trúc chương trình, phân bổ thời gian, nội dung chính & phụ, phân công nhân sự, điều phối thiết bị kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, sân khấu,…).
Kịch bản tổ chức sự kiện chính là vũ khí chiến lược giúp tăng hiệu quả truyền thông
Vậy kịch bản giúp ích gì?
- Giúp mọi bộ phận chạy đúng nhịp: Ai cũng biết chính xác việc mình cần làm và làm lúc nào, vậy sẽ hạn chế được tình trạng cháy timeline chương trình, không bị chồng chéo và không bị vỡ trận.
- Chủ động kiểm soát rủi ro: Chẳng sự kiện nào hoàn hảo tuyệt đối, vì vậy kịch bản luôn có phương án dự phòng trong những tình huống bất ngờ để xử lý kịp thời.
- Tối ưu ngân sách và nhân lực: Không phải cứ dàn dựng rầm rộ mới hiệu quả, kịch bản rõ ràng sẽ cho bạn biết mình nên đầu tư mạnh cho phân đoạn nào, cắt gọn ở đâu và bố trí nhân sự ra sao để không thừa, không thiếu.
2. Các thành phần cần có trong một kịch bản tổ chức sự kiện
Thành phần kịch bản | Vai trò chính |
Cấu trúc chương trình | Là bản thiết kế tổng thể về trình tự các hoạt động diễn ra trong sự kiện, giúp kiểm soát mạch nội dung trong sự kiện. |
Timeline | Quản lý thời gian, phân chia hợp lý các phần của sự kiện |
Nội dung từng phân đoạn | Diễn giải chi tiết nội dung, lời thoại, hoạt động của từng phần thường gồm:
|
Nhân sự thực hiện | Ai chịu trách nhiệm phần nào, tránh thiếu sót hoặc trùng lặp |
Thiết bị & kỹ thuật | Danh sách âm thanh, ánh sáng, trình chiếu,… giúp chủ động xử lý |
Kế hoạch truyền thông | Tích hợp nội dung sẽ được ghi lại, đăng tải hoặc phát sóng |
3. Mẹo xây dựng kịch bản giúp tăng hiệu quả truyền thông
3.1. Xây dựng mạch nội dung xoay quanh một big idea truyền thông
Một trong những sai lầm lớn khi viết kịch bản tổ chức sự kiện là tập trung vào từng tiết mục riêng lẻ mà bỏ qua tính kết nối tổng thể. Để tạo hiệu ứng truyền thông mạnh, kịch bản cần phải được thiết kế xoay quanh một big idea, tức là một thông điệp lớn/ chủ đề trung tâm dẫn dắt toàn bộ sự kiện.
Big Idea “Gắn kết cùng thành công” sự kiện Gala Dinner Dong Yin
Big idea “Bứt phá giới hạn – Kiến tạo tương lai”
Khi có một tuyến nội dung xuyên suốt, mọi chi tiết trong sự kiện đều đồng nhất và truyền tải thông điệp truyền thông hiệu quả hơn.
3.2. Ai cũng muốn viral, nhưng phải viral đúng cách
Sự kiện truyền thông tốt luôn có các khoảnh khắc chiếm trọn spotlight và trở thành chủ đề được bàn luận sau sự kiện. Tuy nhiên, không phải nội dung nào viral cũng mang lại hiệu quả tích cực.
Viral thôi chưa đủ, sự kiện thành công là khi được viral đúng cảm xúc, đúng ý đồ của thương hiệu
Cần phân biệt rõ:
- Viral tiêu cực: Là những khoảnh khắc bị hiểu sai, gây tranh cãi hoặc phản cảm. Dù có thể tăng lượt xem nhưng lại làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu.
- Viral đúng cảm xúc: Là những nội dung khơi gợi cảm xúc tích cực như cảm động, tự hào, truyền cảm hứng, từ đó giúp thương hiệu được yêu mến hơn.
Tips để tạo viral đúng cảm xúc:
Yếu tố cần có | Gợi ý triển khai |
Tính bất ngờ tích cực | Tiết mục nghệ sĩ bất ngờ xuất hiện, quà tặng ẩn danh, lời cảm ơn xúc động từ lãnh đạo |
Cảm xúc mạnh mẽ | Mở đầu bằng một đoạn clip hành trình, phỏng vấn nhân vật thật có tính nhân văn |
Dễ quay/chụp | Dàn dựng sân khấu ấn tượng, khung cảnh “check-in”, hiệu ứng ánh sáng đồng bộ |
Gắn với thương hiệu | Gắn khoảnh khắc vào câu tagline hoặc thông điệp chính của chương trình |
>>> Xem thêm: Tổ Chức Sự Kiện Ra Mắt Sản Phẩm: Bí Quyết Tạo Hiệu Ứng Viral
3.3. Ưu tiên chất lượng hơn số lượng
Chương trình quá dài sẽ khiến khán giả nhanh chóng mệt mỏi và khó đọng lại cảm xúc. Vì vậy, khi viết kịch bản, hãy phân bổ thời lượng hợp lý cho từng phần, đặc biệt tập trung đầu tư vào những phần có khả năng gây hiệu ứng truyền thông mạnh.
Viết kịch bản tổ chức sự kiện cần trung đầu tư vào những phần có khả năng gây hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ
Gợi ý:
- Mỗi tiết mục chính không quá 5-7 phút
- Mỗi đoạn video không quá 90 giây
- Phần mở màn nên đầu tư cao nhất về cảm xúc, hình ảnh, âm thanh
3.4. Kịch bản cần có khoảng đệm linh hoạt để xử lý tình huống
Kịch bản sự kiện cần có những khoản linh hoạt, bởi trên thực tế rất hiếm có sự kiện nào diễn ra đúng 100% như kế hoạch ban đầu. Bất kỳ khâu nào cũng có thể phát sinh tình huống ngoài dự tính. Vì vậy, trong quá trình xây dựng kịch bản, bạn cần chừa ra những khoảng đệm (buffer time) về thời gian và các phương án xử lý thay thế.
Một số lưu ý khi thiết kế khoảng đệm trong kịch bản:
- Thay vì để thời gian chết, hãy chèn vào đó các hoạt động dự phòng như video truyền thông, mini game nhanh, hoặc các hoạt động tương tác khán giả.
- Ghi rõ trong kịch bản đâu là phần có thể kéo dài, rút ngắn, hoặc thay đổi, điều này giúp đội ngũ kỹ thuật và MC phối hợp hiệu quả hơn.
4. Một số lỗi phổ biến khi viết kịch bản sự kiện
4.1. Thiếu tính kết nối giữa các phần
Kịch bản không có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, giống như một danh sách các tiết mục riêng biệt mà thiếu sự dẫn dắt khiến sự kiện trở nên rời rạc, khó theo dõi và dễ làm giảm cảm xúc của khách mời. Một ví dụ điển hình là sự kiện có các phần phát biểu, văn nghệ, trao giải nhưng không có lời dẫn kết nối giữa chúng.
Lễ Khai Mạc – Trưng Bày Ra Mắt Hiệp Hội Cửa Việt Nam
Lưu ý để khắc phục:
- Mỗi phần trong chương trình cần có một mạch dẫn xuyên suốt, giúp tạo liên kết giữa các tiết mục.
- Đưa một chủ đề hoặc thông điệp rõ ràng để dẫn dắt sự kiện, giúp khách mời dễ dàng theo dõi và tạo ra sự liền mạch cho toàn bộ chương trình.
- Xây dựng kịch bản như một câu chuyện/ hành trình mà khách mời sẽ cùng tham gia.
4.2. Lên timeline quá tham vọng hoặc không sát thực tế
Một thói quen rất dễ gặp khi viết kịch bản là cố gắng ép tất cả mọi thứ vào một khoảng thời gian quá gấp gáp, hoặc lại dành quá nhiều thời gian cho những tiết mục không hấp dẫn. Đó là lý do chính yếu gây trễ tiến độ và làm giảm sự hứng thú của khách mời, thậm chí có thể phải bỏ qua một số phần quan trọng ở phân đoạn cuối của sự kiện.
Lưu ý để khắc phục:
- Luôn tính toán thời gian dư ra cho các tình huống phát sinh như chuyển sân khấu, khắc phục sự cố kỹ thuật hay di chuyển khách mời.
- Đánh giá mức độ thu hút của từng tiết mục để phân bổ thời gian hợp lý. Những phần quan trọng cần thời gian đủ để thu hút sự chú ý.
- Trước sự kiện, thử nghiệm timeline ít nhất một lần với toàn bộ ekip để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng như dự định.
4.3. Nội dung không đồng nhất với định vị thương hiệu
Đôi khi kịch bản sự kiện không phù hợp với thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Điều này có thể thể hiện qua các chi tiết nhỏ như ngôn ngữ sử dụng, âm nhạc hay các trò chơi không tương xứng với hình ảnh thương hiệu.
Thiết kế sân khấu sự kiện Countdown Heineken 2025
Lưu ý để khắc phục: Trước khi hoàn tất, hãy để bộ phận truyền thông hoặc marketing kiểm tra lại kịch bản để đảm bảo các chi tiết trong chương trình hoàn toàn phù hợp với thông điệp của thương hiệu.
4.4 Không có phương án dự phòng
Đôi khi, chúng ta chỉ tính đến kịch bản lý tưởng mà quên mất rằng sự kiện luôn có thể gặp phải tình huống bất ngờ như trời mưa, khách mời đến muộn hay thiết bị gặp sự cố.
Luôn có kịch bản dự phòng khi tổ chức sự kiện doanh nghiệp
Lưu ý để khắc phục:
- Luôn chuẩn bị ít nhất một phương án thay thế cho mỗi phần quan trọng trong kịch bản.
- MC và các nhân viên tổ chức cần phải được chuẩn bị kỹ càng để xử lý tình huống phát sinh, giữ không khí sự kiện ổn định.
- Nếu có sự cố âm thanh, có thể chuyển sang phần tiếp theo, hoặc nếu có sự cố kỹ thuật, hãy có lời dẫn sẵn sàng để giãn cách thời gian.
4.5. Bỏ qua yếu tố truyền thông hậu kỳ
Khi sự kiện kết thúc, các doanh nghiệp không tính đến các hoạt động truyền thông hậu kỳ, như video recap, bài viết tổng kết hoặc hình ảnh chia sẻ. Mặc dù sự kiện có thể rất thành công, nhưng nếu không có nội dung hậu kỳ để chia sẻ thì hiệu quả truyền thông sẽ không kéo dài được lâu.
Truyền thông sau sự kiện là bước quan trọng nhằm tăng hiệu quả lan truyền và tỷ lệ chuyển đổi
Lưu ý để khắc phục:
- Chuẩn bị nội dung hậu kỳ như kế hoạch sản xuất video tổng kết, bài viết hoặc hình ảnh để chia sẻ với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
- Trong kịch bản, ghi chú những khoảnh khắc cần được ghi hình để đội quay phim không bỏ lỡ những chi tiết quan trọng.
- Kết thúc sự kiện bằng lời cảm ơn chính thức và kêu gọi khách mời chia sẻ về sự kiện trên mạng xã hội, điều này sẽ giúp kéo dài hiệu quả truyền thông.
Nếu bạn tìm kiếm đơn vị tổ chức sự kiện cùng đồng hành để xây dựng một kịch bản chuyên nghiệp, hiệu quả truyền thông cao – KLC Media sẵn sàng hỗ trợ bạn từ A đến Z.
Liên hệ tư vấn và nhận báo giá:
📞 0899 912 525
🏢 105-107 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP. HCM